cong bo tieu chuan chat luong | cong bo my pham nhap khau | cong bo luu hanh my pham |giay phep ve sinh an toan thuc pham | giay phep website

Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng hàng hóa

Dán nhãn năng lượng là thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng theo quy định. Vậy thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng như thế nào? Quy trình ra sao? Mất thời gian bao lâu? Oceanlaw công ty Luật uy tín xin tư vấn cho quý khách hàng như sau:
Bước 1. Thử nghiệm mẫu điển hình dán nhãn năng lượng:
Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị; Số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng để được cấp phiếu kết quả thử nghiệm.

Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng hàng hóa
Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng hàng hóa
Bước 2. Lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng, hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo danh mục các loại phương tiện, thiết bị;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);
c) Bản sao của hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với các nhà nhập khẩu) và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
d) Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
đ) Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của người đứng đầu doanh nghiệp), bản mô tả tóm tắt các thông số đặc trưng cơ bản của phương tiện, thiết bị;
e) Kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm được chỉ định cấp có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp;
g) Hồ sơ, tài liệu, quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp;
h) Hồ sơ, chứng chỉ quản lý chất lượng liên quan.
Đối với trường hợp đại lý nộp thay cho nhà sản xuất ở nước ngoài, đại lý phải xuất trình Giấy ủy quyền.
Trường hợp các hồ sơ, tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Bước 3. Đánh giá chứng nhận dãn nhãn năng lượng:
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị, Tổng cục Năng lượng xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực doanh nghiệp, sự phù hợp của hồ sơ, kết quả thử nghiệm so với tiêu chuẩn đánh giá; xác định mức tiêu thụ năng lượng so với các tiêu chuẩn đã công bố;
b) Sau khi có kết quả đánh giá hồ sơ phù hợp, Tổng cục Năng lượng đánh giá thực tế các doanh nghiệp đăng ký tham gia dán nhãn năng lượng và ra quyết định chứng nhận phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Bước 4. Cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng:
Trường hợp kết quả hồ sơ đánh giá đạt yêu cầu:
a) Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, Bộ Công Thương ra quyết định cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được đăng ký. Giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu. Các lô nhập tiếp theo có cùng xuất xứ, cùng địa chỉ nhà máy sản xuất, không có thay đổi về kỹ thuật làm ảnh hưởng đến các yêu cầu chứng nhận, Doanh nghiệp nhập khẩu nộp hồ sơ báo cáo Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu có sự thay đổi về xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy sản xuất hoặc model hoặc thiết kế kỹ thuật thì phải đánh giá, chứng nhận lại;
b) Đối với nhà sản xuất, Bộ Công Thương quyết định cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng. Giấy chứng nhận có thời hạn tối đa là 03 (ba) năm. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư 07/2012. Ba tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ chứng nhận lại
Xem thêm: http://oceanlaw.vn/news/giay-phep-khac/Dich-vu-dang-ky-dan-nhan-nang-luong-297/

Bài viết liên quan

Share this product :

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.